GNO - Sáng nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai...

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

GNO - Hôm nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai (HT.Chí Thiền).

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của HT.Thích Viên Giác, UVTT HĐCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn đức HĐTS, VP II TƯGH, ban, viện T.Ư, chư tôn đức môn đồ pháp quyến.

1md.jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Sau nghi thức thắp hương tưởng niệm, HT.Thích Tấn Đạt, UVTT HĐTS, Phó Văn phòng II TƯGH tuyến đọc sơ lược tiểu sử của Tổ.

Theo đó, Tổ Phi Lai thế danh Nguyễn Văn Hiển, sinh tháng hai năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1878, khi ngài 18 tuổi, sắc chỉ triều đình bổ nhiệm làm quan Hậu bổ hạt Khánh Hòa. Vì liên luỵ đến phong trào Văn Thân Cần Vương, ngài lánh nạn vào Nam sinh sống.

Năm Tân Tỵ (1881), ngài tỏ ngộ lý vô thường, đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Khiêm - Hoằng Ân, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm (Gia Định), được tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Sau khi xuất gia học đạo, ngài phát tâm làm công quả xe đất cho chùa ba năm. Sau đó, phát nguyện nhập thất ba năm. Sau khi ra thất, ngài cùng bổn sư khởi công xây dựng chùa Giác Sơn (quận 11, Chợ Lớn). Khi công trình hoàn thành, Hòa thượng được bổn sư công cử giữ chức trụ trì.

Năm Kỷ Tỵ (1899), bổn sư viên tịch, Hòa thượng phải đảm nhiệm trụ trì chùa Giác Viên một thời gian.

Năm Giáp Thìn (1904), một trận lụt khủng hiếp tàn phá miền Tây, nặng nhất là tỉnh Gò Công, ngài đã tích cực công tác cứu tế, từ thiện xã hội trong cơn nguy biến. Cứu vớt trên 500 người, mai táng xác nạn nhân trên 500 người và sau đó tổ chức Đại lễ kỳ siêu 3 ngày cho những nạn nhân xấu số do thiên tai gây ra.

Rằm tháng 12 năm Giáp Thìn, ngài trở về quê lo tang chay cho thân mẫu, đến mãn chung thất ngài mới trở lại chùa. Khi sắp xếp lại công việc chùa xong, ngài từ giã huynh đệ và đến Núi Sam, Châu Đốc tịnh tu. Khi sang đến kinh Vĩnh Tế, ngài được ông Năm Thanh đưa lên chùa Phi Lai lễ Phật, rồi đi thẳng vào núi tịnh tu.

Sau khi đưa Hòa thượng lên chùa Phi Lai lễ Phật xong, ông Năm Thanh mời họp các hương chức và Phật tử địa phương để hiến cúng chùa Phi Lai và cung thỉnh Hòa thượng về trụ trì lo Phật sự. Hòa thượng đã hứa khả về trụ trì chùa Phi Lai và phát triển ngôi Tam bảo khang trang theo tâm nguyện, từ năm 1905 cho đến ngày về cõi Phật năm 1933.

2md.jpg
Di ảnh Tổ Phi Lai

Năm Đinh Mùi (1907), một tai nạn bịnh dịch trầm trọng hoành hành trong vùng, Hòa thượng đã lập đàn Dược Sư và cùng dân chúng cầu nguyện trong suốt 49 ngày.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Khánh Hòa, chủ xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xóa nạn thất học Phật pháp cho Tăng Ni, bài trừ mê tín dị đoan, phát huy chánh tín, chánh lý trong giới Tăng Ni, Phật tử, ngoài lớp gia giáo Phật học tại chùa Giác Hoa - Bạc Liêu dành cho chư Ni, tại chùa Phi Lai, Hòa thượng đã tổ chức định kỳ các lớp học gia giáo dành cho chư Tăng các tỉnh lân cận dự học, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng cùng HT. Khánh Anh, HT.Huệ Quang, HT.Pháp Hải…

Năm Đinh Mão (1927), ngài chứng minh lễ khai giảng Trường Sơ học Phật pháp đầu tiên của Ni giới tại chùa Giác Hoa, Bạc Liêu và truyền trao giới pháp cho Ni chúng nhân mùa An cư kiết hạ.

Trong thời gian hơn 60 năm thi hành Phật sự, Hòa thượng đã quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên và hơn 20 Tăng Ni xuất gia, trở thành pháp khí cho đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, làm cho tổ ấn quang huy, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo.

Năm Quý Dậu (1933), ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch chắp tay niệm lớn "Nhất niệm viên quang tội tánh không, đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh”. Niệm xong, ngài an nhiên viên tịch vào ngày 15-2-Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ.

Nhục thân Hòa thượng được nhập tháp trong khuôn viên chùa Phi Lai, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, Châu Đốc.

4md.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn, trụ trì chùa Minh Đạo thay mặt môn đồ pháp quyến tác bạch

Buổi lễ kết thúc với tác bạch cúng dường trai Tăng của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS.

Như Danh


Về Menu

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

bong mat tam hon dung ich ky Cây chùm bao Chanh một loại thuốc quý Mẹ tiểu đường bí quyết để có hạnh phúc chỉ trong 15 công năng và oai lực của thần chú đại พนะปาฏ โมกข 正法眼藏 nhung nguon hanh phuc món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ loai tru nhung thoi hu tat xau luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng nhung bua com tham tinh chung ta dang tho vi so to phat giao cung ram thang 7 the nao cho dung voi dao phat Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới sua hanh nhan giau duong chat cho nguoi an chay Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy xin đừng hời hợt với cuộc đời ha tinh vu lan ve voi chua but moc Lưu ý khi ăn đậu nành thật ra lý thuyết về luân hồi tái sanh Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần tác dụng của việc viết lách bằng tay nang tam tìm hiểu tập quán cúng cô hồn hay lễ xu ly van de tinh cam theo quan niem phat giao Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau y nghia tinh do từng sợi tóc nhẹ nhàng rơi xuống tac dung cua viec viet lach bang tay nếu biết trăm năm là hữu hạn 02 vo thuong Vài điều về thực phẩm chay duc phat thuyet phap bang ngon ngu gi moi nguoi deu se bi 2 nhan to nay chi phoi ca cuoc xanh hon niem hy vong vượt qua nỗi cô đơn 02 vô thường tu ทำว ดเย น Vitamin C có giúp ngăn ngừa bệnh cảm xin hay buoc ra khoi vong tron te nhat cua cuoc ấn đau thiê n va tri thư c Mối liên hệ giữa thầy Các món chay ngày Tết chua dieu vien Ngôi sao không tắt 10 dieu duc phat cam ky cac cap vo chong khi tranh